top of page

CAPEX là gì? Ứng dụng trong phân tích và định giá cổ phiếu

Updated: Aug 7, 2023

CAPEX là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chỉ số CAPEX là gì? Tại sao chỉ số này lại đóng vai trò quan trọng, có thể giúp công ty duy trì, tăng trưởng và phát triển?

CAPEX

CAPEX là gì?

CAPEX (viết tắt của Capital Expenditure) là các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định (như nhà máy, máy móc, thiết bị…) của doanh nghiệp.

Đây được xem là một quyết định tài chính lớn đối với 1 doanh nghiệp, sẽ được phê duyệt tại cuộc họp cổ đông thường niên hoặc một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng quản trị.

Tóm lại, CAPEX sẽ bao gồm:

  • Mua sắm tài sản cố định mới, đôi khi đó có thể là tài sản vô hình;

  • Sửa chữa tài sản cố định hiện có để kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của tài sản;

  • Nâng cấp tài sản cố định để tăng hiệu suất hoạt động…

Ý nghĩa của CAPEX?

CAPEX có thể cho bạn biết một doanh nghiệp đang đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định mới và hiện có để duy trì hoặc phát triển?

CAPEX là phần mà Warren Buffett cho là quan trọng nhất trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Đừng đầu tư vào những doanh nghiệp luôn đòi hỏi quá nhiều CAPEX hàng năm

Theo ông, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thường chỉ cần sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho hoạt động đầu tư TSCĐ (CAPEX) để duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Bạn hãy thử so sánh CAPEX với Lợi nhuận sau thuế…

Tính tổng CAPEX mà doanh nghiệp đã sử dụng trong khoảng thời gian 7 – 10 năm, và so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế trong cùng khoảng thời gian đó.

Nếu:

  • Tổng CAPEX < 50% Lợi nhuận sau thuế: đây là 1 dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh.

  • Còn nếu con số này < 25%, đây là 1 doanh nghiệp tuyệt vời với lợi thế cạnh tranh lớn. Bạn có thể cân nhắc đầu tư.

Ví dụ với CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM)

CAPEX Vinamilk VNM
Đơn vị: tỷ đồng

Có thể thấy…

Trong giai đoạn 2012 – 2019, VNM chỉ cần sử dụng ~22.82% lợi nhuận sau thuế của mình để sử dụng cho hoạt động đầu tư TSCĐ

Và không ai có thể phủ nhận được lợi thế cạnh tranh mà VNM có được từ trước đến nay đã giúp doanh nghiệp này tăng trưởng mạnh như thế nào!!!

 

CAPEX được thể hiện ở đâu trên Báo cáo tài chính?

Không như 1 số chỉ số tài chính như Book Value per Share, EBIT hay EBITDA,… bắt chúng ta phải tự tính toán!

Bạn có thể thấy CAPEX trực tiếp ở Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

CAPEX tu Bao cao tai chinh

Ví dụ: Năm 2019, CAPEX của CTCP Sữa Việt Nam là 2,044 tỷ đồng (= 2,158 – 114). Đây được hiểu là số tiền chi ra trong năm để đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp. Và số tiền này đã giảm -33.8% so với năm 2018 (3,091 tỷ đồng)

 

Ứng dụng của CAPEX trong đầu tư

Là 1 chỉ số quan trọng, CAPEX được ứng dụng rộng rãi trong đầu tư!!!

#1. Tỷ lệ CFO trên CAPEX

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên CAPEX là 1 chỉ số tài chính rất quan trọng, được tính bằng:

Ty le CFO/CAPEX
  • Tỷ lệ này > 1 => hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra tiền mặt, đủ để tài trợ cho hoạt động mua sắm, sửa chữa… TSCĐ của doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ này < 1 => doanh nghiệp có thể cần phải vay thêm tiền để tài trợ cho hoạt động mua sắm TSCĐ của mình.

Ví dụ về tỷ lệ CFO/CAPEX của VNM giai đoạn 2012 – 2019:

CFO/CAPEX cua VNM
Đơn vị: tỷ đồng

*Note: Điều quan trọng cần lưu ý rằng, đây là tỷ lệ cụ thể trong ngành và bạn nên so sánh với tỷ lệ của một công ty khác cùng ngành có mức CAPEX tương tự.


#2. Tính toán dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF)

CAPEX cũng có thể được sử dụng để tính toán dòng tiền tự do (FCFF) của doanh nghiệp.

Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) đo lường dòng tiền sau thuế tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phân phối cho chủ sở hữu và chủ nợ.

CAPEX được sử dụng để xác định FCFF theo công thức:

FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ


#3. Tính toán dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu

của doanh nghiệp (FCFE)

Tương tự FCFF, dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (FCFE) là dòng tiền sau thuế dành riêng cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Nó là dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho chủ sở hữu doanh nghiệp, sau khi hoàn trả lãi và vốn vay cho chủ nợ, chi trả các chi phí đầu tư mới và thay đổi về nhu cầu vốn lưu động.

CAPEX được ứng dụng trong việc xác định FCFE bởi công thức:

FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX

– Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ)

 

Bonus

Phương pháp định giá: Earning Power Value (EPV)

Earning Power Value (hay EPV) là một mô hình định giá đơn giản, dễ áp dụng và có thể thực hiện 1 cách nhanh chóng để ước tính giá trị hợp lý của 1 cổ phiếu.

Phương pháp này được Giáo sư Bruce Greenwald đề cập đến trong cuốn sách “Value Investing: From Graham to Buffet and Beyond”.

Nếu như mô hình định giá DCF được xây dựng dựa trên việc cố gắng dự báo dòng tiền tự do (FCF) trong tương lai bằng cách giả định tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Dẫn tới việc, với những giả định khác nhau về tốc độ tăng trưởng, thì giá trị nội tại của doanh nghiệp (tính toán thông qua DCF) cũng sẽ khác nhau…

Thì với mô hình EPV, cách tiếp cận sẽ cụ thể hơn, loại bỏ hầu hết bất kỳ công việc dự báo nào. Việc ước tính giá trị nội tại (theo EPV) hoàn toàn dựa trên khả năng doanh nghiệp duy trì được mức lợi nhuận (EBIT) từ hoạt động kinh doanh của mình.

Mô hình EPV được thực hiện với 2 giả định là:

  • Doanh nghiệp không tăng trưởng;

  • Lợi nhuận EBIT (hay nguồn thu nhập) hiện lại là bền vững

Nó có nghĩa là gì?

Điều đó có nghĩa là, chúng ta sẽ tiến hành định giá 1 doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó chỉ cần hoạt động đủ để duy trì được mức lợi nhuận như hiện tại. Hay tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai = 0.

Đối với 1 vài doanh nghiệp lớn như VNM, HPG hay MWG,… thậm chí việc duy trì thị phần hiện tại cũng đã là một thách thức không nhỏ.

Vì thế trong mô hình định giá EPV này, phần “tăng trưởng trong tương lai” không được xem xét để đánh giá. Thay vào đó, nó nhấn mạnh hơn vào “việc duy trì” mức lợi nhuận hiện tại.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể duy trì mức lợi nhuận hiện tại?

Điều này được thực hiện bằng cách đảm bảo việc đầu tư vừa đủ vào CAPEX để doanh nghiệp duy trì hoạt động bình thường.

CAPEX lúc này sẽ được chia làm 2 phần:

  • Maintenance CAPEX: Là các chi phí cần thiết để giữ cho hoạt động hiện tại của doanh nghiệp diễn ra bình thường, trơn tru.

  • Growth CAPEX: Là các khoản đầu tư được sử dụng để thu hút khách hàng, tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng.

Và ở đây, chúng ta chỉ xét tới Maintenance CAPEX (vì trọng tâm là duy trì mức lợi nhuận hiện tại).

Tuy nhiên, do phạm vi của bài viết nên mình sẽ trình bày chi tiết (có ví dụ cụ thể) cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp Earning Power Value (EPV) ở 1 bài viết khác.

Các bạn hãy đón chờ nhé!

 

Những câu hỏi thường gặp về CAPEX

#1. CAPEX và OPEX khác nhau như thế nào?

CAPEX vs OPEX
Opex (viết tắt của Operating Expenditure) có nghĩa là chi phí hoạt động.

Đây là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu thông qua các hoạt động kinh doanh thông thường. Bao gồm tiền thuê nhà, thiết bị, chi phí tồn kho, tiếp thị, lương nhân viên… Nói cách khác, đây là khoản chi phí cho mọi hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp.

Một số công ty giảm thành công chi phí hoạt động để đạt được lợi thế cạnh tranh và tăng thu nhập, lợi nhuận. Tuy nhiên, giảm chi phí hoạt động cũng có thể làm tổn hại đến tình trạng và chất lượng của doanh nghiệp.

Việc cân bằng chi phí hoạt động một cách phù hợp có thể khó khăn nhưng sẽ mang lại những kết quả đáng mong đợi.

Doanh nghiệp được phép khấu trừ chi phí hoạt động nếu doanh nghiệp hoạt động để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa chi phí hoạt động và Chi phí tài sản cố định (CAPEX).

Nhìn chung, các doanh nghiệp được phép xóa sổ chi phí hoạt động trong năm phát sinh. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải phân bổ chi phí tài sản cố định (CAPEX).

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp chi 1 tỷ đồng cho lương nhân viên, họ có thể được trừ toàn bộ chi phí đó trong năm mà họ phải chịu. Nhưng nếu một doanh nghiệp chi 1 tỷ đồng để mua một thiết bị nhà máy (TSCĐ), họ sẽ phải phân bổ và khấu hao chi phí đó theo thời gian rồi mới được xóa sổ.


#2. Công thức khác khi tính CAPEX

Công thức tính mình đọc được: Capex = PPE(Current) – PPE(Prior) + Depreciation (1)

Mình lấy các thông tin này trên Bảng CĐKT:

Depreciation = Tích lũy khấu hao năm hiện tại – TLKH năm trước.

2 cách tính là như nhau.

Công thức (1) về bản chất nó chính là dòng tiền thực được sử dụng để mua sắm tài sản cố định.

Vì trong công thức sử dụng Net PPE (TSCĐ ròng) chứ không phải Gross PPE (Nguyên giá) nên để tính ra dòng tiền thực, chúng ta sẽ phải cộng ngược lại phần khấu hao (khấu hao không phải dòng tiền cash outflow nên phải add back lại).

Cách đơn giản hơn (như bài viết đã chia sẻ) là lấy dòng tiền thực thể hiện trên BCLCTT.


bottom of page